Cách bắt tay chuyên nghiệp trong giao tiếp
Lượt xem:
Bắt tay là cách mở đầu hoặc kết thúc buổi gặp mặt một cách lịch sự và chuyên nghiệp. Khi tìm việc làm tại Cần Thơ, không ít bạn được nhà tuyển dụng chủ động bắt tay khi gặp nhau ở buổi phỏng vấn. Nhiều bạn lúng túng không biết phải bắt tay như thế nào cho đúng. Khiến họ mất điểm chuyên nghiệp trong mắt chuyên viên phỏng vấn. Sau đây là một số cách bắt tay chuyên nghiệp.
Nên bắt tay trong những trường hợp nào?
Bắt tay là hành động lịch sự, được phổ biến đông đảo trên toàn thế giới. Nó thể hiện sự chuyên nghiệp của cả 2 phía. Nhưng không phải lúc nào cũng bắt tay. Bắt tay trong ngữ cảnh không hợp lý có thể khiến đối phương lúng túng và đánh giá thấp bạn.
Những trường hợp nên bắt tay:
- Gặp lại người quen sau một khoảng thời gian xa cách
- Gặp gỡ người bạn quen biết trong môi trường trang trọng như tiệc tùng, sinh nhật, họp các chi nhánh,…
- Bạn là chủ nhà, là người tiếp đón khách hoặc đi tiễn khách
- Sau khi thăm hỏi người khác xong, bạn chào họ ra về
- Khi được một người bạn giới thiệu người mới mà bạn không quen
- Gặp cấp trên
- Khi người khác ủng hộ bạn, giúp đỡ bạn. Cái bắt tay như một lời cảm ơn
- Thể hiện lòng cảm kích, biết ơn hoặc chúc mừng người khác
- Thể hiện sự thông cảm, ủng hộ với người khác
- Khi bạn được tặng quà hoặc tặng quà cho người khác
Những cách bắt tay chuyên nghiệp
“Cái răng cái tóc là gốc con người” nhưng bên cạnh câu tục ngữ này thì cách bắt tay cũng thể hiện rất rõ tính cách con người bạn.
Khi bắt tay bạn không nên đứng quá sát đối phương mà hãy cách đối phương 1 bước chân. Hơi nghiêng người về phía trước. Hai chân đứng thẳng, đưa tay phải ra. Bốn ngón tay chập lại với nhau. Ngón tay cái mở rộng và hướng về người cần bắt tay.
Khi một người chủ động bắt tay với bạn mà lòng bàn tay của họ hướng xuống phía dưới đè tay của bạn. Đây là một kiểu bắt tay rất ngạo mạn. Thể hiện con người tự cao. Cho rằng đối phương muốn chi phối và là cấp trên của bạn. Đây là một kiểu bắt tay không hiếm gặp. Gây phản cảm cho người đối diện.
Ngược lại, lòng bàn tay hướng vào bên trong tay đối phương thể hiện lòng khiêm nhường và tôn trọng nhau. Nếu hai lòng bàn tay vuông góc với nhau thể hiện sự bình đẳng trong giao tiếp. Đây là cách bắt tay an toàn và ổn thỏa nhất được nhiều người sử dụng.
Nếu bạn đang đeo găng tay thì nên tháo ra trước khi muốn bắt tay với ai đó. Nếu bạn là nam thì nên hạ mũ xuống, tháo găng tay trước khi chủ động bắt tay. Nếu bạn là nữ thì không cần phải làm điều này. Để tăng tính lịch sự hơn, đặc biệt là khi muốn bắt tay với phụ nữ. Hãy nói “xin lỗi” trước khi bắt tay nhau.
Không nên bắt tay quá chặt. Hành động nắm tay quá chặt thể hiện bạn là một người thô lỗ. Cũng không nên bắt tay quá hời hợt. Trước khi bắt tay, hãy bảo đảm bạn không bị ra mồ hôi tay. Bắt tay với lòng bàn tay ướt đẫm mồ hôi sẽ khiến đối phương cực kỳ khó chịu và vô cùng thiếu chuyên nghiệp.
Các công việc đòi hỏi chúng ta cần phải bắt tay nhiều như việc làm lễ tân, việc làm bất động sản Cần Thơ.
Khi bắt tay với nhiều người
Khi bắt tay với người lớn hơn hoặc bắt tay với cấp trên. Bạn cần cúi thấp người xuống nhiều hơn so với bình thường. Hoặc đưa tay còn lại lên đỡ cẳng tay. Điều này thể hiện sự kính trọng với người lớn và sự tôn trọng với cấp trên. Nếu bắt tay với nhiều người, hãy bắt tay theo thứ tự trước sau, cấp trên đến cấp dưới, người lớn đến thiếu niên, bậc tiền bối đến vãn bối, giáo viên đến học sinh.
Những điều cấm kỵ nên tránh để bắt tay chuyên nghiệp hơn
Trong một số thời điểm bạn không nên bắt tay, hoặc khi đến một quốc gia có văn hóa bắt tay khác nhau. Hãy tìm hiểu kỹ văn hóa ứng xử của mỗi quốc gia trước khi bắt tay với một người nào đó. Tránh xâm phạm vào phong tục tín ngưỡng của họ.
- Không nên đút túi khi tay kia giơ ra bắt
- Không nên bắt tay trái, cho dù bạn có thuận tay trái đi chăng nữa
- Khi bắt tay không nên giữ thái độ vô cảm, không nói một lời nào hoặc nói quá nhiều
- Không nên từ chối cái bắt tay của đối phương và cũng không nên kéo tay họ ra để bắt
Trên đây là những cách bắt tay chuyên nghiệp trong giao tiếp. Hi vọng sẽ giúp bạn tự tin ghi điểm khi đến gặp gỡ phỏng vấn, gặp gỡ khách hàng sắp tới.